Hỗ trợ trực tuyến

0903632117

Những điều tuyệt vời thường đến vào lúc bạn ít bất ngờ nhất

TIẾT KIỆM LÊN ĐẾN

1.000.000 VNĐ

CHO ĐƠN ĐẶT PHÒNG CỦA BẠN

Nhập địa chỉ email và nhận ngay mã giảm giá

Video clip
Đánh giá mới nhất

Đặc sản Ninh Bình



 

 

1. Miến lươn món ngon vùng đất Cố Đô

Nằm ngay tại trung tâm thành phố Ninh Bình trên đường Trần Hưng Đạo, Hoàng Diệu… Cũng được chế biến từ miến và lươn như các nơi khác nhưng miến lươn ở Ninh Bình có vị rất đặc trưng riêng. Bằng bí quyết gia truyền từ đời này qua đời khác nước dùng ở đây chế biến khá đặc biệt. Xương của lươn được hầm rất ký theo một công thức riêng, trước khi cho vào hầm xương được lọc tách ra khỏi phần thịt, để nguyên thành từng miếng, trong quá trình hầm vớt bọt liên tục để nước được trong, chính vì thế khi đưa ra bát nước dùng màu nâu đậm, đặc sánh và đậm miệng.

mienluon.jpg

2. Ốc núi Ninh Bình

Loài ốc này cực hiếm vì chúng chỉ sống trong các hang đá, phải đến mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8 mới bò ra tìm kiếm thức ăn và sinh sản. Ốc núi có ở hầu hết các nơi tỉnh Ninh Bình nhưng tập trung nhiều là ở các dãy núi đá vôi Tam Điệp, Yên Mô và Nho Quan, Hoa Lư. Ốc núi rất khó phát hiện, người ta thường phải dậy từ sáng sớm khi ốc bò ra khỏi hang kiếm ăn mới tìm mà bắt được. Thịt ốc núi dai, giòn, ngọt, thơm mùi thuốc bắc. Ốc núi có thể chế biến thành nhiều món như nướng, xào me, hấp gừng, luộc xả hết, trộn gỏi hành tây…đều rất hấp dẫn.

ocnui1.jpg

 

ocnui2.jpg

3. Gỏi cá nhệch Kim Sơn

Là một trong những đặc sản ẩm thực nổi tiếng của Ninh Bình, gỏi cá nhệch khiến bao du khách phải say lòng, ăn một lần nhớ mãi không quên. Những con cá được chọn phải tươi ngon, thuộc loại to từ 400kg trở lên, bụng béo trắng, lưng xanh màu đá thẫm qua nhiều khâu chế biến hết sức tỉ mỉ, cầu kỳ mới làm nên được món gỏi không có vị tanh của cá, khi ăn có hương vị thơm ngon xen lẫn vị bùi của gạo nếp rang cùng vị chua thanh của dấm và vị cay nồng ấm của gừng, tiêu, ớt, xả trong nước chấm. Đến Ninh Bình phải ăn gỏi cá Kim Sơn mới cảm nhận hết được hương vị thơm ngon của món gỏi cá này.

Cá làm gỏi phải chọn loại cá to (từ ba, bốn lạng trở lên) béo, bụng trắng vàng óng, lưng xanh mầu đá thẫm. Làm cá cũng khá công phu. Con nhệch được làm sạch nhớt bằng cách cho nhệch vào tro bếp rồi tuốt hết tro hoặc dùng nước vôi trong ngâm tuốt, rửa sạch là hết nhớt.

goicanhech.jpg

 

4. Mắm tép Gia Viễn

Loại mắm này được làm từ loại tép riu còn tươi, già, thân tròn nhỏ và màu xanh lam. Sau khi chế biến, người ta phải bịt kín để từ một tháng trở lên mới đem nấu chín ăn. Lúc này mắm mới ngon ngọt, đậm đà, rất hấp dẫn. Những con tép làm nguyên liệu phải là tép diu (hay còn gọi là tép riu), loại tép hình dáng nhỏ, thân tròn màu xanh lam. Người ta đem tép rửa sạch và để khô ráo nước. Đem trộn tép với thính gạo vàng (gạo đem rang và giã nhỏ) và muối theo một tỉ lệ nhất định. Sau đó, đem hỗn hợp vào hũ, đổ ít nước sôi để nguội và ủ trong vòng 6 tháng. Quả thật, để có được mẻ mắm tép ngon không phải là điều dễ dàng.

Mắm tép Gia Viễn thành phẩm có màu đỏ tươi đẹp mắt, lại có mùi thơm và vị mặn ngọt đặc trưng mắm tép. Dùng mắm tép Gia Viễn không cần cho thêm bột ngọt mà mắm vẫn có vị ngọt rất quyến rũ vị giác. Khi ăn, người ta dùng túi vải vắt mắm tép chủ yếu lấy nước cốt để chấm. Muốn mắm tép sền sệt thì có thêm công đoạn nấu, nấu càng lâu mắm tép càng sệt, khi nấu nếu muốn dùng mắm tép kiểu gì thì có thể dừng nấu lại ngay lúc đó.

mamtepgiavien.jpeg

 5. Bún mọc Quang Thiên

Vùng quê này làm bún là phải chọn gạo ngon, mà Kim Sơn “trình làng” nhiều loại gạo được xếp ở lớp đầu trong hàng “ngũ cốc” của nước ta. Gạo ngon làm bún, nên sợi bún trắng bong, vừa dai vừa dẻo, vừa săn vừa giòn. Thịt lợn bắp phải lọc cho hết gân, hớt mỡ, viên từng viên nhỏ như hòn bi, thả nhẹ vào nước sôi chừng 10 phút, viên mọc sẽ nổi lên màu trắng hồng, trông rất ngon mắt và mùi thơm dịu trong bát bún.

bunmoc.png

6. Rượu Kim Sơn

Rượu Kim Sơn là rượu được chưng cất từ gạo nếp, men thuốc bắc, nguồn nước giếng khơi tự nhiên, sản xuất theo bí quyết của người dân các làng nghề tại Kim Sơn. Rượu thường có nồng độ cao, trong suốt, bọt tăm rượu càng to thì độ rượu càng cao. Trước đây, rượu được đựng trong các vò đất và nút lá chuối khô, rượu Kim Sơn khi uống vào cảm thấy rất thơm và êm dịu. Một đặc trưng của rượu là càng để lâu càng ngon.Đặc biệt rượu Kim Sơn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe khi được ngâm với rắn, tắc kè, sao biển, bìm bịp.v.v.Cùng với những người Kim Sơn di cư, rượu Kim Sơn đã đi đến nhiều vùng của Việt Nam.

ruoukimon.jpg

7. Nem chua Yên Mạc

Nem chua nổi tiếng nhất vùng Yên Mạc là xã thuộc huyện Yên Mô, Ninh Bình, nổi tiếng với đặc sản nem chua cổ truyền.Tương truyền: Vào thời nhà Nguyễn, ở làng Yên Mô Thượng (xã Yên Mạc), có cụ Phạm Thận Duật, giữ chức Thượng thư trong triều đình Huế. Con gái cụ là Phạm Thị Thư, theo cha vào kinh thành Huế. Cụ Duật rất thích uống rượu với món nem chua Huế nên cô Thư đã học hỏi các đầu bếp nổi tiếng của cung đình để làm món nem chua cho cha nhắm rượu. Các vị quan khách đến nhà cụ Phạm chơi đều được thết đãi món nem chua do chính tay con gái cụ làm. Ai cũng cho là còn ngon hơn cả nem chua trong mâm tiệc của triều đình. Khách ra về thường mua và được cụ Phạm biếu nem chua làm quà.

 nemyenmac.jpg

8. Nem Dê Ninh Bình

Nem dê ăn cùng với lá sung, lá ổi, cùng với khế, quả chuối xanh, lá mơ, rau thơm chấm với tương gừng, khi ăn người ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt, cay, thơm lan toả. Ở Ninh Bình, Dê sống thành bày, đàn trên các sườn núi, các hộ gia đình nuôi thả Dê cả năm trên núi, chỉ khi nào Dê trưởng thành mới vào núi bắt về làm thịt. Thịt dê do sống quanh năm trên núi và ăn các loại là cây rừng nên dai, giòn, ít mỡ, vị ngọt thanh và rất bổ dưỡng. Người ta đem dê về sẻ thịt chế biến thành các món trong đó có món nem dê. Qui trình chế biến nem phải tuân thủ chặt chẽ, nghiêm ngặt, nem làm ra phải đảm bảo sạch, thơm, màu hồng tươi, để hàng tuần vẫn dùng được.

nemde.jpg

9. Thịt dê Ninh Bình

Nghề nuôi dê phổ biến từ lâu đời ở đất Ninh Bình, nên kinh nghiệm chọn thịt dê ngon thì người Ninh Bình rất rõ. Con dê nặng khoảng 15 đến 20kg, hoặc nhiều nhất là 25kg là có thể “xuất chuồng”, vì ở mức này, thịt dê Ninh Bình ngọt, không quá dai và cũng không quá mềm. Người Ninh Bình rất chuộng món ăn từ dê, nên tay nghề nấu nướng của các đầu bếp cũng ngày càng phát triển. Dê được người địa phương chế biến thành hàng chục món ăn mà nghe qua đã thèm như dê tái chanh, xào lăn, áp chảo, chiên xù, bóp thấu, hấp cách thủy, hầm rượu vang, nướng ngũ vị, nấu cà ri, sốt vang, chao dầu… Tuy nhiên từ xưa đến nay, món ngon nhất của thịt dê là món tái. Có ba loại tái dê được ưa thích là tái nhúng,tái lăn, tái vừng. Trong đó món tái vừng là ngon nhất vì nó có nhiều gia vị và đặc biệt có thêm vị béo và mùi thơm nức của lạc rang.

thide.jpg

10. Cơm cháy Ninh Bình

Món ăn cơm cháy bao gồm cơm cháy, thịt dê, bò hoặc tim, cật lợn xào với rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua. Để cơm được ngon thì người ta dùng gạo nếp Hương, hạt gạo tròn và trong. Nấu than củi là tốt nhất. Phải để lửa thế nào đó cho thật đều, tạo cháy ở khắp đáy nồi, không chỗ nào dày chỗ nào mỏng. Nhất thiết phải nấu bằng nồi gang. Cơm cháy lấy ra xong phải phơi nắng tự nhiên hai, ba nắng thì mới đạt. Khi bảo quản phải vệ sinh, để chỗ thoáng, tuyệt đối tránh ẩm mốc, lúc gần ăn mới chiên giòn. Nếu chiên để qua buổi, qua ngày, cơm sẽ bị hôi dầu và bã, không ngon. Thịt dê hoặc bỏ thăn thái lát đem ướp gia vị và đem xào đều với các loại rau, sau đó đổ lên cơm cháy. Cơm cháy ngon có màu vàng nhạt, đều hạt, giòn mà vẫn dẻo, vị thơm cốm mới.Cơm cháy Ninh Bình cùng với các món từ thịt dê núi Ninh Bình và rượu Kim Sơn là một bữa tiệc độc đáo với đầy đủ hương vị các miền sông, núi Ninh Bình, được đi vào trong thơ ca.

comchay.jpg

11. Rượu cần Nho Quan

Rượu cần Nho Quan là loại rượu không qua chưng cất lửa. Người ta dùng gạo nếp xay (gạo nứt) nấu thành cơm trộn đều với men đem ủ vào trong ang hoặc vò sành từ 3 tháng trở lên mới đem ra uống.

Khi sắp uống, đem đổ nước vào ang. Nước đầu bao giờ cũng ngon và ngọt, đổ nước tiếp, rượu sẽ nhạt dần. Uống rượu cần không dùng chén, mà phải có các cần rượu làm bằng thân các cây trúc được thông rỗng bên trong cắm vào ang rượu.

ruounhoquan.jpg

12. Hàng mỹ nghệ từ cói Ninh Bình

Làng nghề Chiếu cói Kim Sơn thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Qua hàng trăm năm quai đê lấn biển, Kim Sơn có những bãi sa bồi mênh mông, là xứ sở của cây cói, cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào để nghề chế tác sản phẩm cói không ngừng phát triển. Cây cói xuất hiện ở Kim Sơn mới gần 2 thế kỷ nhưng đã có một vị trí rất quan trọng trong cuộc sống của người dân nơi đây. Dân Kim Sơn đã dùng cây cói làm nhiều sản phẩm như: chiếu, thảm, làn, khay, hộp, đĩa, cốc, tách, túi xách, mũ …Đặc biệt là chiếu cói Kim Sơn rất bền và đẹp.Dệt chiếu là cả một quá trình lao động sáng tạo, vất vả, thận trọng từ khâu chọn cói, phơi cói, nhuộm cói sao cho đỏ tươi và bền mầu đặc biệt là khâu dệt cải hoa của chiếu. Người cải hoa phải nhanh, uyển chuyển, mềm mại, mắt phải tinh, tay cải phải chính xác, thuộc từng nét cải để không đan lỗi. Người lao cói phải nhanh, đặc biệt là phải nhịp nhàng theo người dệt. Sự hài hoà, ăn ý giữa người lao cói và dệt chiếu phải cẩn thận, trau chuốt, tỷ mỉ. ..

mynghe.jpg

13. Canh chua cá rô

Một đặc sản nổi tiếng mà dân dã của vùng núi đá vôi ven đồng chiêm trũng ở Ninh Bình không thể bỏ qua đó là canh chua cá rô đồng. Canh các rô nấu chua thì ở đâu cũng có nhưng cá rô bắt từ Tổng Trường, vùng đất với nhiều hang động mới là đặc biệt. Được lựa chọn kỹ càng từ những con các rô to béo sau quá trình chế biến cẩn thận để làm nên một món ăn chua chua thanh thanh của dưa lần với vị ngọt bùi của cá, thơm mát của cà chua và đậu phụ, tất cả cùng hoà quyện vào nhau làm thành cái hấp dẫn của món đặc sản này.

canh-ca-ro-nau-sau.jpg

14. Cua đồng rang lá lốt

Một món ăn dân dã mang đậm hương vị đồng quê mà du khách nên nếm thử khi dừng chân manh đất cố đô đó là món cua đồng rang lá lốt. Từ những con cua đồng béo ngậy cùng lá lốt rửa sạch thái sợi rang giòn tạo nên một hương vị quê nhà đặc biệt, mang đến cho du khách nhiều cảm nhận bất ngờ. Nếu như trước đây những món ăn từ cua đông chỉ là món ăn giản dị ở những vùng quê nghèo thì ngày nay nó đã trở thành món đặc sản khiến bao du khách không thể chối từ.

 cuadong.jpg

15. Gáo kho cá

Ninh Bình vốn nổi danh với thịt dê và cơm cháy lại có món cá kho gáo khá độc đáo và lạ lẫm. Gáo là một loại cây tầm nổi thường mọc ở khe suối hoặc chân đồi, không chỉ có tác dụng làm thuốc mà còn dùng để nấu ăn. Quả gáo có vị chua,hơi ngọt mát và có mùi thơm nên thường được dùng để nấu các món canh chua thay me, sấu tuy nhiên ngon hơn cả là món cá kho gáo. Với hương vị rất đặc biệt, không ngấy mà lại khử được mùi tanh của cá cùng mùi thơm của gáo làm nên một món ăn nổi tiếng đặc sản Ninh Bình.

gaokhoca.jpg

16. Bánh trôi Ninh Bình

Nếu nhắc đến đặc sản Ninh Bình mà quên không kể đến món bánh trôi thì quả là một thiếu sót. Được làm từ những nguyên liệu hết sức bình dân nhưng bánh trôi Ninh Bình khá đặc biệt với phần nhân là sự kết hợp của đường mật, lạc khô giã nhỏ trộn đều với lá cúc mốc thái nhỏ, vì thế bánh có vị thơm mát, ngọt nhẹ cùng với hương thơm thoang thoảng của lá cúc mốc và hoa bưởi trong nước luộc bánh khiến cho món ăn dân dã này có những ấn tượng khó phai trong lòng du khách.

banhtroi.jpg

17. Xôi trứng kiến Nho Quan

Ngo Quan là vùng đồi núi đá vôi lởm chởm, nơi cư ngụ của loài kiến nâu có trứng dùng để là nên món xôi trứng kiến lạ lẫm. Hàng năm vào tháng 2 âm lịch, người dân địa phương lại bắt đầu hành trình đánh trứng kiến. Phải quan sát kỹ, chọn những tổ căng tròn có nhiều trứng. Trứng kiến mang về được rửa nước ấm, ráo nước, tẩm ướp gia vị rồi chế biến thành món ăn độc đáo này. Xôi trứng kiến Nho Quan là quà đặc biệt mà thiên nhiên ưu ái cho con người và vùng đất Ninh Bình, ai một lần được thưởng thức hẳn sẽ nhớ mãi không quên.

xoitrung.jpg

18. Rượu Lai Thành

Là một đặc sản của Kim Sơn, rượu Lai Thành có tên bắt nguồn từ xã Lai Thành, nơi đã chưng cất nên loại rược độc đáo, nổi tiếng Ninh Bình. Từ những hạt gạo nếp cái hoa vàng tròn, thơm, cùng quy trình kỹ thuật và khâu lựa chọn chất men, nguồn nước kỹ lưỡng, người dân nơi đây đã nấu lên loại rượu càng để lâu càng ngon, dù ở cách xa đến hàng trăm mét, vẫn không thể giấu nổi mùi thơm.